Bạn cần trợ giúp: 1900565681

583 Võ Văn Kiệt, P. Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

Bạn cần hỗ trợ?

Gọi ngay 1900565681

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC AO TÔM SAU MƯA

27/11/2019
Trong những ngày vừa qua do ảnh hưởng của cơn bão số 9 (có tên là Usagi) đã gây ra những thiệt hại đáng kể cho người dân từ các tỉnh Bình Thuận đến Bến Tre. Đặc biệt mưa lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ao nuôi tôm. Do đó ngoài công tác chuẩn bị phòng chống bão lũ mưa giông kéo dài thì công tác khắc phục và xử lí ao nuôi sau những cơn mưa cũng vô cùng cần thiết.
Những vấn đề thường gặp phải khi mưa bão xảy ra
  • Nhiệt độ, oxy, pH, kiềm và độ mặn trong ao nuôi giảm đột ngột
  • Các chất hữu cơ tạo ra nhiều hơn và tích tụ tại đáy ao
  • Nồng độ khí độc sau mưa được tạo ra nhiều hơn như H2S, NH3, NO2
  • Các nhóm vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh lấn áp nhóm vi khuẩn có lợi
  • Tiếng ồn khi mưa khiến tôm bị stress.
  • Gió làm khuấy đảo chất hữu cơ, bùn đáy ao làm nước ao nuôi bị đục, lợn cợn.
Ảnh hưởng đối với tôm trong ao nuôi
  • Có thể xảy ra trường hợp tôm chết đột ngột vì các yếu tố trong môi trường bị thay đổi đột ngột, tôm bị strees, dịch bệnh xảy ra.
  • Tôm giảm ăn đột ngột.
  • Vì mưa lớn ồn tôm có xu hướng di chuyển xuống đáy ao làm đáy ao bị xáo trộn, khí độc trong ao khuếch tán, vi khuẩn có hại có cơ hội phát triển nhanh.
  • Thiếu oxy dưới đáy ao
  • Tôm có nguy cơ bị mềm vỏ do lột vỏ khi có kích thích đột ngột. Mưa làm các khoáng chất trong ao bị giảm khiến tôm khó tái tạo lại vỏ.
  • Sau mưa nhiệt độ tăng lên vi khuẩn có hại sẽ tăng theo.
Phương pháp quản lý môi trường ao nuôi và sức khỏe tôm
  • Cân bằng mực nước
Sau cơn mưa lượng nước mưa trong ao có sự thay đổi rõ rệt vì thế bà con cần duy trì mực nước thích hợp cho ao nuôi tôm thích hợp nhất là khoảng từ 1m3 đến 1m5. Vì sau cơn mưa lượng nước ao lên cao bà con cần xả bớt lượng nước tầng mặt trong ao nuôi cho phù hợp và tránh hiện tượng phân tầng nước trong ao nuôi.
Lưu ý: Khi xả nước bà con cần chú ý tránh làm giảm độ mặn đột ngột trong ao nuôi, tránh tràn bờ, vỡ cống (sau cơn mưa thường thì lượng nước trong hồ nuôi rất lớn)
  • Kiểm soát độ kiềm, độ trong
Sau những cơn mưa lớn nước ao thường bị đục, độ kiềm giảm do các chất hữu cơ, hạt sét trên bờ theo nước mưa rơi vào trong ao nuôi. Với tình trạng nước ao bị đục, lợn cợn bà con nên dùng TS B52 với liều dùng 1,5-2kg/1000 m3 nước để lắng lọc ao nuôi sau 2h dùng thêm men vi sinh Ts 01 để phân hủy nền đáy ao , bổ sung thêm hệ vi sinh có lợi trong ao nuôi.
 Khoáng GOLD MAX 5kg/3000m3 nước giúp tăng độ kiềm trong ao nuôi. Ngoài ra, cần kiểm tra các yếu tố khác như lượng khí độc trong ao để có biện pháp xử lý kịp thời. Sau khi ổn định được độ trong, tiến hành gây lại màu nước cho ao nuôi.
 
  • Cung cấp ôxy
Oxy hòa tan (DO) là một trong những yếu tố chất lượng nước quan trọng nhất và dễ phát sinh vấn đề nhất trong nuôi trồng thủy sản; lượng DO thực tế trong nước chịu sự ảnh hưởng chung của các nhân tố sinh học, vật lý và hóa học mà thay đổi theo thời gian. Do đó, cần đảm bảo DO ở ngưỡng thích hợp cho sự phát triển của thủy sản nuôi.
Tiến hành chạy quạt nước và sục khí liên tục để cung cấp ôxy trong ao. Bên cạnh đó bà con cũng nên cần dự trữ thêm Oxy Max để có thể kịp thời bổ sung oxy cho ao nuôi đề phòng cho trường hợp thiếu ôxy khẩn cấp trong ao nuôi.
  •  Ổn định pH
Khi mưa xuống, pH trong ao sẽ bị giảm xuống đột ngột. Bà con cần phải rải vôi xung quanh bờ ao để khi mưa xuống thì pH trong ao nuôi cũng không có sự thay đổi nhiều. Nếu trước và trong lúc mưa không xử lý tốt như không rải vôi để ổn định pH, thì sau mưa pH trong ao nuôi cũng ở mức thấp và không ổn định.
Khi kiểm tra pH trong ao nếu thấy pH chưa đạt ngưỡng thích hợp cần bón CaCO3 với lượng 15 - 20 kg/100 m2.
  • Quản lý thức ăn
Cần theo dõi tình hình thời tiết để điều tiết lượng thức ăn cho tôm, sau khi mưa bão chấm dứt mới cho ăn trở lại nhưng chỉ cho ăn với lượng 30 - 50% so lúc bình thường. Đồng thời bổ sung thêm Vitamin C, men tiêu hóa Ts 01, Khoáng đa vi lượng Trường Sinh vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm.
  • Quản lý dịch bệnh
Khi mưa lũ đến, tôm thường dễ bị bệnh do các yếu tố thay đổi thất thường, bệnh lây làn từ ao này sang ao khác theo nguồn nước mưa. bà con cần nâng cao sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung thêm các sản phẩm như Khoáng hay C. Ngoài ra bà con cũng nên diệt khuẩn lại môi trường ao nuôi bằng SDK và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ về gan và đường ruột cho tôm như sản phẩm TS 1001, Ts 999, Lementesone…
 
Hi vọng qua bài chia sẻ này sẽ giúp ích cho bà con trong việc quản lý chất lượng nước ao nuôi tôm sau mưa bão nhằm hạn chế phần nào dịch bệnh xảy ra. Khi cần hỗ trợ về kỹ thuật cũng như thông tin sản phẩm trong quá trình nuôi, bà con liên hệ ngay tới Tổng đài 1900.56.56.81

Tags:

Hỗ trợ 24/7

Hỗ trợ 24/7

Nhân viên online hỗ trợ

An toàn

An toàn

Thân thiên với môi trường

Quà tặng

Quà tặng

Tri ân khách hàng cũ

Vận chuyển

Vận chuyển

Siêu nhanh, toàn thế giới